PHẦN 1: TƯ DUY ĐÚNG TỪ ĐẦU ĐỂ LÀM RA CONTENT BẠC TỈ
Kiến thức này có sử dụng tài liệu từ cuốn sách “Kỹ thuật viết bài PR – Quảng cáo đúng tâm lý khách hàng” của tác giả Thiên Trần. Các bạn nên tìm mua nhé, rất hay!
PHẦN 2: CÔNG THỨC TẠO TIÊU ĐỀ SIÊU TỐC KHIẾN KHÁCH HÀNG KHÔNG CƯỠNG LẠI ĐƯỢC
“Mục đích của tiêu đề là khiến khách hàng phải đọc tiếp nội dung bên trong. Cho nên bạn viết hay cỡ mấy mà không có một tiêu đề khiến độc giả phải ngừng lại thì cũng vứt!”
Khách hàng LUÔN ĐỌC tiêu đề, cho nên TIÊU ĐỀ cần phải có sự toan tính bán hàng một cách khéo léo, nghệ thuật. Tại sao có những tiêu đề mang lại hiệu quả rất cao, còn những tiêu đề khác lại chẳng thu hút mấy. Bởi vì bạn thích đặt tiêu đề theo cảm hứng, đặt bút xuống là “ậm ờ…;thì…; rồi chợt lóe lên ý này hay quá…rồi cứ thế phang”. Tôi trước đây cũng giống như bạn, cũng đặt tiêu đề theo cảm hứng, cũng nghĩ hoài chẳng ra được tiêu đề nào ăn ý và cũng không biết nghĩ sao để viết ra thật nhanh các tiêu đề. Đôi lúc tiêu đề thọt ra trong nhà vệ sinh, trên đường đến nơi làm việc hay nghe một bản nhạc nào đó. Nhưng tôi không muốn bị phụ thuộc vào cảm hứng để viết tiêu đề hay cả một content, bởi lúc không có cảm hứng thì ai trả tiền nuôi mình!
Xin nhắc lại, bạn có viết nội dung hay cỡ mấy mà không có một tiêu đề khiến khách hàng đọc tiếp thì cũng vô dụng. Sau đây là các công thức viết tiêu đề mà tôi sưu tầm được, đã nghiệm qua hiệu quả của nó:
Công thức 1: Từ cuốn sách “Kỹ thuật viết bài PR – quảng cáo đúng tâm lý khách hàng” của anh Thiên Trần.
Nhiều người cho rằng “Tiêu đề chỉ mang một chức năng THU HÚT thôi”. Suy nghĩ này không sai nhưng thật sự chưa đầy đủ. Nếu bạn nghĩ rằng tiêu đề chỉ mang tính thu hút thôi thì bạn sẽ nghĩ đủ cách để làm sao cho nó thật “kêu”, càng khiến mọi người
chú ý càng tốt. Dẫn đến bạn “giật tít” bất chấp theo kiểu làm báo. Bạn cần hiểu rõ rằng báo “giật tít” vì họ muốn càng nhiều người đọc càng tốt, họ bán quảng cáo cho các doanh nghiệp trên các tờ báo đó. Còn đối với content bán hàng, bạn phải nhận ra rằng không có một sản phẩm nào dành cho tất cả mọi người cả. Bạn cần phải tập trung thu hút đúng nhóm khác hàng mục tiêu thay vì phục vụ tất cả. Có câu: “Nếu khách hàng của bạn là tất cả mọi người thì thực ra chẳng có ai cả”.
Nếu bạn đang viết content cho thuốc trị rụng tóc thì không có lý do gì bạn phải nỗ lực thu hút những người không bị rụng tóc cả. Nếu bạn viết content cho sản phẩm trị nám da thì bạn thu hút những người không bị nám da cũng chẳng có lợi gì.
4 TIÊU CHÍ ĐỂ TẠO NÊN MỘT TIÊU ĐỀ HIỆU QUẢ
Từ ngữ thu | Giải pháp | Vấn đề của | Ngành | |||
hút | + | khách hàng cần | + | khách hàng | + | hàng/Đối tượng khách hàng |
-
Các từ ngữ tạo ra sự thu hút:
- Nhóm từ tạo nên sự mới mẻ: Chào mừng, Độc nhất, Công bố, Đột phá, Kinh ngạc, Thú vị, Ngạc nhiên…
- Nhóm từ nói về sự độc quyền: Độc quyền, Bí mật, Ẩn số, Chân lý, Cám dỗ, Nghiêm cấm, Không bao giờ, Tiết lộ/Bật mí, Dành riêng cho, Giới hạn…
- Nhóm từ nói về sự cấp thiết: Ngay bây giờ, Khám phá, Mới, Kết quả, Chỉ, Trực tiếp, Gấp rút, Nhanh chóng, Không thể trì hoãn…
- Nhóm từ nói về sự trấn an: Có thể, Đảm bảo, Chứng minh, Dễ dàng, Chăm sóc, Đơn giản, An toàn, Trọn đời…
- Nhóm từ khơi dậy cảm xúc: Gia đình, Tình yêu, Hãy tưởng tượng, Trẻ em, Thiên đường, Giấc mơ, Sức khỏe…
- Nhóm từ tạo sự tiết kiệm: Tiền, Giá rẻ, Nhận được, Miễn phí, Giảm/Hạ giá, Món hời, Tặng thưởng, Chiết khấu, Thấp nhất…
- Nhóm từ khơi gợi nỗi đau: Thất bại, Sợ hãi, Lười biếng, Nhục nhã, Cô đơn, Bị từ chối, Căng thẳng, Ngu ngốc, Cảm thấy tội lỗi, Ghét…
2. Giải pháp khách hàng cần
Tùy vào sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp mà các giải pháp lại khác nhau.
Ví dụ: Người bị bệnh trĩ thì giải pháp họ cần là cách để trị triệt để bệnh trĩ; Người hói đầu thì giải pháp họ cần là cách nào hết hói đầu…
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu thị trường để hiểu được khách hàng đang tìm kiếm giải pháp nào, tôi thường sử dụng công cụ gợi ý của Google:
Thay vì giải pháp đơn giản là “toplist” thì giờ đây bạn có thể tạo một tiêu đề với cụm từ “toplistviet.com”, hoặc “toplist toeic”. Càng chi tiết càng dễ chạm tới cảm xúc của độc giả.
Bạn hãy liệt kê các từ ngữ thể hiện GIẢI PHÁP mà khách hàng cần:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
3. Vấn đề của khách hàng
Đa số mọi người vẫn nhầm lẫn giữa “giải pháp của khách hàng” và “vấn đề của khách hàng”. Vấn đề của khách hàng thường thể hiện qua cảm tính hoặc lý tính, đôi lúc có thể đo lường được, đôi lúc lại tiềm ẩn sâu bên trong mà phải qua nhiều phương pháp nghiên cứu, phân tích thị trường mới hiểu được.
Ví dụ: nếu chúng ta tìm kiếm từ khóa về “trị hói đầu” thì “trị hói đầu” là giải pháp họ đang cần lúc này, còn “cảm giác ngứa rát” lại là vấn đề đang gặp phải; Hoặc “dứt điểm hôi nách” là giải pháp, còn “cảm giác xấu hổ, tự ti nơi công sở” lại là vấn đề của khách hàng.
Làm cách nào để nhanh chóng tìm ra được “vấn đề tiềm ẩn” của khách hàng? Chỉ có một trong hai cách sau: Một là phải nghiên cứu thị trường, tiếp xúc trực tiếp khách hàng để thăm dò, thống kê. Hai là phải đọc nhiều bài viết của đối thủ. Tại ebook này tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách tìm ra những bài viết hàng đầu của đối thủ để học hỏi, tìm ra vấn đề khách hàng.
Bước 1: Bạn cần phải lọc ra hàng loạt vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Bước 2: Sau đó lên Google tìm kiếm để thống kê ra TOP 20 bài viết hay nhất trên Google về chủ đề đó. Ví dụ tôi click chọn chủ đề “Cách chữa hói đầu ở nam giới” và nhận được 20 kết quả như sau:
Click vào xem các bài viết của đối thủ, bạn sẽ nhanh chóng sưu tầm được hàng loạt “vấn đề của khách hàng” như sau:
Bạn hãy liệt kê các từ ngữ thể hiện VẤN ĐỀ của khách hàng mục tiêu:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
4. Ngành hàng/Đối tượng khách hàng của sản phẩm
Đừng nhầm lẫn giữa “ngành hàng” và tên “sản phẩm” nhé. Ví dụ: ABC là tên của sản phẩm trị bệnh trĩ, còn ngành hàng “bệnh trĩ”; Hoặc “Mặt nạ gạo” là tên sản phẩm, còn ngành hàng là “trắng da”. Đối tượng khách hàng có thể là mẹ bỉm sữa, nhân viên văn phòng, những người yêu thích thể thao, nhân viên giao hàng…
OK, bây giờ cùng kết hợp công thức 4 yếu tố trên để tạo ra một tiêu đề tuyệt vời.
Từ ngữ thu | Giải pháp | Vấn đề của | Ngành hàng/Đối | |||
hút | + | khách hàng cần | + | khách hàng | + | tượng khách hàng |
Gượng đã: Để ghép nối 4 yếu tố trên thành một tiêu đề mượt mà hơn, đừng quên kẹp vào giữa chúng các từ như:
- Mới – Cần
- Bạn/của bạn – Mọi người
- Hiện nay – Giờ đây
- Không mất tiền – Tiền
- Muốn có – Nhanh chóng
- Miễn phí – Dễ dàng
Ví dụ 1: Bí quyết xóa nám trắng da dành cho phụ nữ văn phòng
Như công thức trên thì:
- “Bí quyết” là từ ngữ thu hút
- “Xóa nám” là vấn đề của khách hàng
- “Trắng da” là giải pháp khách hàng cần
- “Phụ nữ văn phòng” là đối tượng khách hàng mục tiêu
Ví dụ 2: Làm sao trị dứt điểm cảm giác đau rát của bệnh trĩ
Như công thức trên thì:
- “Làm sao” là từ ngữ thu hút
- “Trị dứt điểm” là giải pháp khách hàng cần
- “Cảm giác đau rát” là vấn đề của khách hàng
- “Bệnh trĩ” là ngành hàng của sản phẩm
Ví dụ 3: Không thể trì hoãn để đánh bay hôi nách mỗi khi đến văn phòng
Như công thức trên thì:
- “Không thể trì hoãn” là từ ngữ thu hút
- “Đánh bay” là giải pháp khách hàng cần
- “Hôi nách” là vấn đề khách hàng đang gặp phải
- “Đến văn phòng” là đối tượng khách hàng mục tiêu của ngành hàng này
Hãy thực hành tạo tiêu đề cho sản phẩm của bạn áp dụng CÔNG THỨC 1 nhé:
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
Công thức 2: Công thức này có sử dụng tài liệu từ cuốn sách “Content bạc tỉ” của dịch giả Hương Nghi, rất hay các bạn nên đặt mua!
Công thức này đề cập tới: Điểm nổi bật + Lợi ích
“Điểm nổi bật” là đặc điểm, thế mạnh của sản phẩm, “Lợi ích” là chỗ tốt và giá trị mà sản phẩm mang lại. Ví dụ, điểm nổi bật của dòng smartphone thuộc thương hiệu x là cả hai camera trước và sau đều lên đến 20 triệu pixel, và lợi ích mà camera 20 triệu pixel này mang lại chính là có thể giúp người dùng chụp ảnh rõ nét hơn. Content trên poster (slogan) cua dòng smartphone này là “Trước sau hai mươi triệu, chụp ảnh nét căng đét ”.
Chúng ta cùng xem thêm vài content viết theo công thức “Điểm nổi bật + lợi ích” sau đây nhé:
Điểm nổi bật của một mẫu giày thể thao là siêu mềm siêu nhẹ, và lợi ích mà điểm nổi bật này có thể mang lại cho người tiêu dùng là khiến đôi bàn chân của họ thoải mái dễ chịu hơn. Vậy nên, content trên poster quảng cáo của nó như sau: Siêu mềm, siêu nhẹ, gót hồng siêu thoải mới
Điểm nổi bật của một loại máy xay thức ăn dặm cho bé là đa công dụng, vừa có thể xay nhuyễn thức ăn vừa có thể nấu chín, lợi ích mà chiếc máy này mang đến cho người tiêu dùng là các mẹ bỉm sữa không cần phải tách hai bước xay nhuyễn thức ăn và nấu chín thành hai công đoạn nữa, vậy là chúng ta có được content như sau: Vừa xay, vừa nấu, ăn dặm thật dễ dàng.
Kết hợp “Điểm nổi bật + lợi ích” để viết content, không chỉ thể hiện được đặc điểm của sản phẩm mà còn có thể làm nổi bật quan hệ giữa sản phẩm và người tiêu dùng, dễ dàng khiến người tiêu dùng xiêu lòng.
Bạn cảm thấy tiêu đề nào dưới đây được viết theo công thức Điểm nổi bật + Lợi ích?
- Quần áo: Giá cả hàng trăm, chất lượng hàng nghìn.
- Khăn lông: Hút nước trong 3 giây, diệt khuẩn, không kích ứng.
- Robot hút bụi: EQ cao, hút bụi thần tốc, sàn sạch tinh tươm.
- Xe hai bánh tự cân bằng: Háo hức chờ mong trên từng chuyến đi.
(Đáp án là tiêu đề 2 và 3 được viết theo công thức Điểm nổi bật + Lợi ích; Tiêu đề 1 và 4 không phải điểm nổi bật so với các đối thủ còn lại)
- Sản phẩm XXX, để thanh xuân mãi bên bạn => Sẽ không hiệu quả bằng: Thành phần XXX, nuôi dưỡng sâu từ bên trong, để làn da đàn hồi mịn màng hơn.
- Bút máy YYY, trải nghiệm cảm giác nước chảy mây trôi trên đầu bút => Sẽ không hiệu quả bằng: Ngòi bút được sản xuất theo công nghệ đặc biệt, một trải nghiệm lướt trên trang giấy.
- Màn hình 5.5 inch, giảm ngay 2 triệu => Điểm nổi bật và lợi ích phải đi liền với nhau, điểm nổi bật XXX thì lợi ích cũng tương đương XXX => Đổi lại thành: Màn hình
- inch, góc nhìn siêu rộng.
1. Làm thế nào để tìm ra điểm nổi bật so với đối thủ?
Tất nhiên phải dành thời gian đọc tất tần tật những content của đối thủ, tổng hợp lại tất cả những lợi thế của họ và tránh không viết về nó. Ví dụ: Đối thủ A có chức năng X đã quá nổi trội trên thị trường, thì việc bạn tiếp tục đề cập tới chức năng X sẽ vô hình củng cố thêm niềm tin của người tiêu dùng vào đối thủ mà thôi.
Bạn có thể tìm kiếm trên Facebook và Google tên sản phẩm để tra cứu nhiều hơn về thông tin đối thủ và content mà họ dùng để cạnh tranh.
Hãy liệt kê các từ ngữ thể hiện điểm nổi bật so với đối thủ:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
2. Làm thế nào để tìm ra lợi ích mà khách hàng cần?
Rất nhiều người nhầm lần giữa “chức năng” và “lợi ích” của sản phẩm: Ví dụ:
- Chụp ảnh 40 megapixel là chức năng, còn lợi ích là các chị em lên hình đẹp hơn.
- Bộ CPU này chạy liên tục 6 tháng không cần tắt là chức năng, còn lợi ích là giúp người dùng không phải tắt máy khi phải chạy những phần mềm liên tục.
- Chiếc mũ thời trang có vành rộng để che nắng là chức năng, còn lợi ích là giúp người đội không bị đen da, đau ốm.
Hãy liệt kê các từ ngữ thể hiện lợi ích của sản phẩm:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Sau đó kết hợp và đặt một tiêu đề hoàn chỉnh dựa trên công thức Điểm nổi bật + Lợi ích:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Công thức 3: Công thức này có sử dụng tài liệu từ cuốn sách “Content bạc tỉ” của dịch giả Hương Nghi, rất hay các bạn nên đặt mua!
Công thức này đề cập tới: Nỗi đau + Cách xoa dịu
Trước hết phải tìm ra được “Nỗi đau” mà sản phẩm có thể giải quyết, dựa vào điều này đưa vào tiêu đề để thu hút người tiêu dùng, sau đó đưa ra “cách xoa dịu” họ.
Ví dụ 1: Nếu như điểm nổi bật của một dòng son do bạn mới tạo ra là lâu trôi, thoa một lần có thể giữ màu suốt 24h. Vậy thì “cơn đau” mà điểm nổi bật này có thể “xoa dịu” là gì? Nếu son không thể giữ màu lâu thì khách hàng sẽ thấy muộn phiền về điều gì? Có lẽ là cứ sau mỗi nửa tiếng lại phải thoa lại son một lần, uống nước thì vết son dính vào miệng ly… Vậy tiêu đề sẽ là:
Lúng túng vì miệng ly luôn bị dính vết son? Dòng son này không trôi suốt 24 giờ!
Tiêu đề này đã bao gồm đủ công thức: Nỗi đau + Cách xoa dịu
Ví dụ 2: Giả sử bạn là người làm trong ngành bảo hiểm với rất nhiều điều khoản quan trọng trong hợp đồng. Trên thực tế có rất nhiều người không đủ kiên nhẫn để đọc hết, hơn nữa còn có vài điều khoản rất khó hiểu. Đây là một “nỗi đau” rất cụ thể và cần được xoa dịu. Vậy tiêu đề sẽ là:
Điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm quá phức tạp, đọc không hiểu, chỉ cần đọc kỹ năm điều khoản này là được!
Ví dụ 3: Thử phân tích tiêu đề của máy lọc nước
Lấy nước, nấu nước, để nguội, uống nước rốt cuộc cần bao nhiêu bước? Với máy lọc nước XXX, chỉ cần lấy một ly nước, uống ngay không cần nấu.
Đặc điểm của máy lọc nước là giúp người tiêu dùng có thể trực tiếp uống nước mà không cần đun sôi, “cơn đau” mà nó “xoa dịu” chính là nếu không có máy lọc nước thì thông thường các bước uống nước khá rườm rà, phải lấy nước, đun sôi, rồi để nguội.
Ví dụ 4: Phân tích tiêu đề nồi cơm điện thông minh
Tại sao bữa sáng cứ phải nấu vào sáng sớm? Ngủ nhiều hơn, tối nấu sẵn gạo, sáng ăn cháo nóng.
Đặc điểm của nồi cơm điện thông minh là có thể hẹn giờ nấu, “cơn đau” là khi làm bữa sáng, bạn phải tốn thời gian cho việc nấu cháo. Cách xoa dịu ở đây là bạn có thể ngủ nhiều hơn, tối cứ để sẵn gạo vào nồi và hẹn giờ là sáng sớm sẽ có cháo ăn.
Ví dụ 5: Phân tích tiêu đề sản phẩm bàn chải điện
Tại sao bạn đánh răng suốt mấy chục năm mà chưa từng sạch thật sự? Tốc độ tay có nhanh hơn nữa thì cũng không thể đạt được tốc độ 10.000 lần chải/phút của bàn chải mới này!
Đặc điểm của bàn chải điện là chải răng vô cùng sạch, “cơn đau” là bàn chải đánh răng bình thường không sạch sẽ dẫn đến các bệnh về răng miệng. Cách xoa dịu là tốc độ tay có nhanh hơn nữa cũng chẳng thể đạt được tốc độ 10.000 lần/phút, cho thấy đây là hiệu quả đạt được khi dùng bàn chải điện.
Tiêu đề áp dụng theo công thức này vô cùng hiệu quả, nhưng “tử huyệt” của nó là không dễ để tìm ra được “nỗi đau” ẩn giấu bên trong tâm trí khách hàng chỉ bằng việc ngồi cắn bút tự suy diễn, tìm ra được “nỗi đau” thì tự nhiên sẽ viết tiếp được “cách xoa dịu”
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TÌM RA CHÍNH XÁC “NỖI ĐAU”?
Ngay bây giờ bạn hãy lên google tìm kiếm thử 1 từ khóa mà bạn muốn tập trung vào, sau đó tổng hợp lại và liệt kê ra các nỗi đau cụ thể mà khách hàng đang tìm kiếm
Ví dụ:
- Nỗi đau: Dị ứng mỹ phẩm khi nào hết, bạn có thể tạo ra một tiêu đề: Dị ứng mỹ phẩm không biết bao giờ mới hết, dùng kem XXX này đi 2 tuần là khỏi!
- Nỗi đau: Tại sao mỹ phẩm nội địa Trung lại rẻ, bạn có thể tạo ra một tiêu đề: Hàng mỹ phẩm nội địa Trung chất lượng cao nhưng vì sao giá lại rẻ? Hãy cùng xem câu trả lời bên dưới!
- Nỗi đau: Nên dùng mỹ phẩm Hàn Quốc loại nào, bạn có thể tạo ra một tiêu đề: Loạn chiến trận mỹ phẩm Hàn Quốc, không biết chọn loại nào chính hãng? Hãy tham khảo bài viết sau!
Hãy liệt kê các từ ngữ thể hiện nỗi đau của khách hàng bên dưới:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Hãy liệt kê các từ ngữ thể hiện cách xoa dịu nỗi đau đó:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Cuối cùng, ghép hai yếu tố trên lại với nhau để tạo thành tiêu đề tuyệt vời theo công thức Nỗi đau + Cách xoa dịu:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Công thức 4: Công thức này có sử dụng tài liệu từ cuốn sách “Content bạc tỉ” của dịch giả Hương Nghi, rất hay các bạn nên đặt mua!
Công thức này đề cập tới: Mức chuẩn thấp + Hiệu quả giải quyết
“Nỗi đau + Cách xoa dịu” chủ yếu nhấn mạnh nếu không có sản phẩm thì sẽ xảy ra những vấn đề nào, còn “Mức tiêu chuẩn thấp + Hiệu quả giải quyết” thì tập trung thể hiện hiệu quả giải quyết mà chúng ta có thể mang lại.
Công thức này thường được áp dụng cho bán khóa học kiến thức và kỹ năng. Ví dụ:
Học ba lê từ con số 0, thu hoạch phong thái hoàn mỹ và khí chất cao quý.
“Con số 0” là mức tiêu chuẩn thấp khiến người ta cảm thấy rất dễ học; “thu hoạch phong thái hoàn mỹ và khí chất cao quý” chính là hiệu quả.
Bảy ngày thông thạo tiếng Anh giao tiếp cơ bản.
“Bảy ngày” khiến người ta cảm thấy thời gian ngắn, dễ học, “Thông thao tiếng Anh giao tiếp cơ bản” là hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng công thức tiêu đề này để bán sản phẩm, ví dụ:
Mỗi ngày một viên, giúp bạn bảo toàn sức khỏe.
“Mỗi ngày một viên” là mức tiêu chuẩn thấp”, còn hiệu quả giải quyết là “bảo toàn sức khỏe”.
Các từ ngữ thể hiện mức tiêu chuẩn thấp:
- Chỉ với
- Chẳng cần
- Trong vòng
- Dễ dàng
- Đơn giản
- Con số đo được (5 giây, 1 ngày, 1 nốt nhạc, số tiền…)
Áp dụng ngay thành các tiêu đề lôi cuốn như:
Bí quyết giúp trắng da bật tông chỉ với 100k.
Đưa vào con số “giá hời” là “chỉ với 100k” thể hiện tiêu chuẩn thấp. “Trắng da bật tông” là hiệu quả giải quyết.
Dễ dàng đánh bay bệnh trĩ tại nhà trong 7 ngày
“Dễ dàng” và “7 ngày” là con số đo được thể hiện tiêu chuẩn thấp. “Đánh bay bệnh trĩ” là hiệu quả giải quyết.
Hãy viết các tiêu đề của bạn có sử dụng công thức Tiêu chuẩn thấp + Hiệu quả bên dưới nhé:
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
Lời khuyên hữu ích:
Vẫn còn khá nhiều biến tấu về cách đặt tiêu đề khác, nhưng tựu trung lại nó cũng chỉ là “biến tướng” của 4 công thức trên. Hãy sử dụng sáng tạo và linh hoạt để tạo ra những tiêu đề đỉnh cao cho bản thân bạn.
Nếu bạn đang bán hàng trên Facebook hay các mạng xã hội khác thì nên nhớ khách hàng chỉ dừng lại khi nhìn vào một bức ảnh hay video gây tò mò, bởi kích thước chữ trên MXH khác nhỏ nên dù bạn viết tiêu đề hấp dẫn đến mấy thì nhiều khả năng cũng sẽ bị bỏ qua, lúc đó thành tay trắng. Vì vậy hãy viết thẳng tiêu đề lên một bức ảnh gây chú ý.
Tham khảo top 8 thư viện ảnh chất lượng cao miễn phí:
- Freepik.com (tôi hay dùng nhất là trang này)
- Pixabay.com
- Unsplash.com
- Gratisography.com
- Picjumbo.com
- Pexels.com
- Foodiesfeed.com
- StockSnap.com
Tôi thường dùng Freepik.com vì đây là thư viện chứa nhiều chủ đề ảnh nhất hiện nay. Các từ khóa tôi thường tìm kiếm ở trang này như:
- Frame (Khung): Chỉ việc tải về rồi viết tiêu đề của mình lên trên
- Point at (chỉ trỏ): Tải về rồi viết tiêu đề của mình ngay cạnh ngón tay của người
mẫu
- Zoom comic (tranh hoạt hình): Tải về rồi viết tiêu đề của bạn vào trung tâm của bức ảnh
Hoặc đơn giản chỉ là một tấm ảnh có nền màu đỏ và tiêu đề của bạn nổi bật với dòng chữ trắng ở trên. Đừng quan niệm rằng bán ô tô thì ảnh nền phải có ô tô, bán bất động sản thì ảnh nền phải có biệt thự… Luôn nhớ về mục đích của tiêu đề: Khiến người khác dừng lại và đọc tiếp nội dung.
Đây là một vài ví dụ về cách gắn tiêu đề lên ảnh nền, đem lại hiệu quả cao:
TỔNG KẾT LẠI KIẾN THỨC
04 công thức gốc làm nền tảng để phát minh ra các tiêu đề bạc tỉ:
- Từ ngữ thu hút + Giải pháp khách hàng cần + Vấn đề của khách hàng + Ngành hàng/Đối tượng khách hàng.
- Điểm nổi bật + Lợi ích
- Nỗi đau + Cách xoa dịu
- Mức chuẩn thấp + Hiệu quả giải quyết
Tôi tin rằng đến thời điểm này bạn đang vô cùng hứng thú để đặt bút viết ra các content bạc tỉ rồi. Đừng quên click vào bên dưới để xem tiếp Phần 3 vô cùng quan trọng: “Công thức mô tả hiệu quả sản phẩm khiến khách hàng
PHẦN 1: TƯ DUY ĐÚNG TỪ ĐẦU ĐỂ LÀM RA CONTENT BẠC TỈ