PHẦN 1: TƯ DUY ĐÚNG TỪ ĐẦU ĐỂ LÀM RA CONTENT BẠC TỈ
PHẦN 2 :CÔNG THỨC TẠO TIÊU ĐỀ SIÊU TỐC KHIẾN KHÁCH HÀNG KHÔNG CƯỠNG LẠI ĐƯỢC
PHẦN 3: Công thức mô tả công dụng, lợi ích sản phẩm siêu tốc khiến khách hàng phải mua ngay
PHẦN 4: Công thức để xác định chân dung khách hàng
PHẦN 5: LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỔI HỒN VÀO CÂU CHỮ TRÔNG HẤP DẪN HƠN – CẮT GỌT SAO CHO LÔI CUỐN
PHẦN 6: Content nên viết dài hay ngắn? Làm sao để khách hàng đọc hết bài của bạn?
CÔNG THỨC 1: Những chia sẻ dưới đây có sử dụng tài liệu từ cuốn sách Kỹ thuật viết bài PR – Quảng cáo đúng tâm lý khách hàng của tác giả Thiên Trần. Rất hay, các bạn nên tìm mua ngay!
VIẾT CONTENT DÀI HAY NGẮN – BÀI NÀO CÓ HIỆU QUẢ BÁN HÀNG TỐT HƠN?
Hãy dành 1 phút để suy nghĩ và chọn theo cách nghĩ của bạn, bạn sẽ chọn:
– Bài viết NGẮN
– Bài viết DÀI
Đa số mọi người sẽ chọn bài viết NGẮN sẽ hiệu quả hơn vì khách hàng hiện nay quá bận rộn (bận làm và cả bận lướt tiktok) và không còn nhiều thời gian đâu mà đọc. Mặc khác, khi nhìn thấy bài dài sẽ làm họ “sợ đọc”!
Với kinh nghiệm của tôi thì “Đó là suy nghĩ sai lầm”
Đối với tôi, bài viết NGẮN là bài viết kém hiệu quả bán hàng nhất. Bạn nên biết rằng một trong những lý do chính ngăn cản khách mua sản phẩm của bạn là THIẾU THÔNG TIN. Khi đọc bài viết của bạn mà họ còn nhiều thắc mắc chưa được thỏa mãn thì khách có xu hướng trì hoãn quyết định mua hàng vì cảm thấy chưa an tâm, chưa có cảm giác an toàn khi mua hàng, nhiều khi họ còn chẳng thèm inbox hay cment, hay gọi cho bạn để tìm kiếm thêm thông tin.
Vì vậy, một bài viết NGẮN chỉ với vài câu thì thực sự rất khó để truyền tải đầy đủ những thông tin cần thiết về sản phẩm giúp thuyết phục khách hàng. Tôi có một ví dụ giúp bạn hình dung rõ hơn hiệu quả kém của những bài viết NGẮN.
“Có 2 người bán hàng A và B. Người A gặp khách hàng và nghĩ rằng khách hàng không có nhiều thời gian, nên cuộc hẹn diễn ra rất nhanh, người A tư vấn một cách ngắn gọn về sản phẩm của mình rồi đề nghị khách mua hàng. Bạn biết rồi đấy! Khách hàng thường sẽ nói câu nói quen thuộc mà người nào từng làm vị trí nhân viên bán hàng sẽ hiểu rõ: “Có gì tôi sẽ liên hệ lại sau”. Tại sao khách hàng thường nói câu đó khi kết thúc cuộc hẹn. Bởi vì họ chưa được cung cấp đầy đủ thông tin giúp củng cố quyết định mua hàng, khách hàng còn nhiều thắc mắc nhưng họ lại không được người A chủ động khơi gợi và giải đáp. Kết quả họ trì hoãn quyết định mua hàng là hiển nhiên. Nhưng người bán hàng B lại khác, người B hẹn gặp khách hàng và nghĩ rằng khách rất cần những thông tin quan trọng trước khi họ quyết định mua hàng. Người B dành nhiều thời gian hơn và tư vấn rất đầy đủ những vướng mắc mà khách hàng chưa hiểu rõ. Kết quả thì bạn cũng có thể đoán được rằng người B đề nghị mua hàng thì khả năng anh ta có được đơn hàng cao hơn với người bán hàng A”.
Nói như vậy thì bài viết DÀI sẽ hiệu quả hơn chăng?
Điều này cũng chưa đúng, một bài viết gọi là DÀI khi truyền tải lượng thông tin ít nhưng lại làm cho người đọc phải đọc quá nhiều câu chữ. Khi đọc hết bài của bạn, người đọc cảm thấy thông tin thực sự quá ít và bạn viết nhiều thứ không liên quan đến những điều họ quan tâm, dẫn đến tình trạng nhiều câu chữ dư thừa trong bài viết, làm mất thời gian của người đọc. Như vậy bài viết DÀI cũng không mang lại hiệu quả bán hàng. Có người nói rằng viết VỪA ĐỦ thôi! Vậy như thế nào gọi là VỪA ĐỦ? Bao nhiêu chữ thì gọi là VỪA ĐỦ với một bài bán hàng? ½ trang giấy A4 là NGẮN hay DÀI hay VỪA ĐỦ? Bạn sẽ không thể định nghĩa rõ được và sẽ nói rằng “tùy sản phẩm, tùy dịch vụ”.
Chắc hẳn có rất nhiều người khi viết xong, đọc lại và cảm thấy bối rối rằng có nên nhồi thêm chữ vào nữa hay không? Hoặc có nên rút ngắn lại hay không? Bài viết này có quá nhiều với khách hàng không? Vấn đề ở đây không phải là bài viết của bạn có bao nhiêu chữ mà là bạn cần quan tâm đến THÔNG TIN chứ không phải số lượng con chữ, không phải NGẮN, hay DÀI, hay VỪA ĐỦ, mà là những THÔNG TIN nào khách cần thiết phải biết trước khi ra quyết định mua hàng. Nếu bạn cảm thấy vần thêm thông tin để thuyết phục khách hàng thì bạn cứ đưa vào bài viết và đừng sợ rằng nhiều thông tin sẽ làm bài viết dài hơn. Có một điều bạn hãy nhớ kỹ rằng: “Khi bạn cung cấp những thông tin cần thiết và liên quan đến khách hàng thì dù bài viết của bạn có bao nhiêu chữ họ cũng sẵn sàng dành thời gian để đọc hết”.
Tôi tin rất nhiều người đã từng nói với bạn rằng: “Bài viết dài vậy ai mà đọc”. Theo bạn bài viết nhiều thông tin như vậy ai sẽ là người đọc?
(Hãy dành vài giây để suy ngẫm)
Câu trả lời là: “Khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm của bạn sẽ là người đọc hết bài viết nhiều thông tin”
Hãy nhớ lại xem khi bạn muốn mua sản phẩm nào đó nhưng không biết đơn vị cung cấp nào có chất lượng tốt để mua, hoặc không biết bên nào có giá tốt hơn, đơn vị nào có chương trình hậu mãi tốt để lựa chọn. Bạn thường tìm kiếm thông tin trên Google, kết quả tìm kiếm xuất hiện rất nhiều website, bạn sẽ đọc một website duy nhất rồi quyết định mua hàng hay bạn đọc nhiều website sau đó mới quyết định mua của bên nào là tốt nhất? Bạn sẽ đọc rất nhiều thông tin và đọc trong nhiều ngày đúng không? Bạn sẽ đọc ít nhất 3 website trong top đầu, có người mua thì đọc hết hơn 10 website ở trang 1 Google, nhiều người kỹ hơn nữa thì click qua trang 2, trang 3 để củng cố thêm quyết định mua hàng.
Bạn thấy đấy, khi khách hàng có nhu cầu mua một món hàng, họ sẽ dành nhiều thời gian để đọc, có thể coi như khi có nhu cầu họ rất THAM THÔNG TIN. Nếu trong bài viết của bạn chỉ giới thiệu những thông tin cơ bản về SẢN PHẨM và yêu cầu khách hàng gọi điện đến “hot line” để được tư vấn thêm thì bạn đang đánh mất rất nhiều khách hàng tiềm năng rồi.
Chốt lại, 3 lý do bạn nên viết đầy đủ thông tin mà đừng ngại bài viết
DÀI:
- Khách hàng ĐÓI THÔNG TIN trước khi quyết định mua hàng.
- Bài viết của bạn chỉ tiếp cận khách hàng có 1-2 lần thôi nên đừng để họ
ĐÓI THÔNG TIN mà bỏ qua xem bài viết đầy đủ hơn của đối thủ.
- Đối thủ cạnh tranh càng lúc càng nhiều và họ sẵn sàng tạo ra những bài viết tốt hơn bạn.
NHƯNG MÀ… VIẾT VỀ NỘI DUNG NÀO THÌ GỌI LÀ CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN?
Có một tình huống vui của một người rất giỏi trong lĩnh vực viết quảng cáo là ông David Ogilvy, bạn hãy đọc vĩ dụ dưới đây:
“Ông Ogilvy có một người bạn tên Jack, người bạn này biết rõ ông Ogilvy rất giỏi trong lĩnh vực viết quảng cáo nên thách đố với ông ấy một tình huống. Ông Jack đố ông Ogilvy viết một bài quảng cáo mà ông ấy đọc hết các chữ trong đó. Ogilvy đồng ý và đặt ngay một tiêu đề mà không cần viết nội dung bên trong mà biết chắc chắn ông Jack đọc tiêu đề này thì ông Jack sẽ đọc từng chữ một có trong bài viết. Bạn có biết ông Ogilvy đặt tiêu đề gì mà tự tin đến vậy không?
Tiêu đề của ông Ogilvy là “Những gì dưới đây viết chi tiết về người bạn tôi là Jack”. Bạn nghĩ rằng ông Jack có đọc hết bài viết này không? Chắc chắn là có, vì bất kì ai cũng luôn quan tâm những gì liên quan đến mình.
Trên là trường hợp content chỉ viết cho một người. Nếu bạn đang viết content cho hàng nghìn độc giả thì sao, bạn không thể gọi tên chính xác từng người trong content được. Phương pháp ở đây là: Bạn chỉ cần tìm ra chính xác nỗi đau mà khách hàng hiện tại đang gặp phải, sau đó tập trung viết về các giải pháp làm sao để giúp họ vượt qua nỗi đau đó. Khi thấy nỗi đau của mình trong đó, họ sẽ chú tâm đọc hết bài, càng đọc đến cuối bài khả năng mua hàng của họ càng cao. Khi bạn biết chính xác nỗi đau, ý tưởng về các giải pháp sẽ tuôn chảy trong luồng content, trong từng câu chữ của bạn.
Nỗi đau của khách hàng phải được tìm ra bằng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thăm dò thông tin của họ. Rất nhiều công ty, tập đoàn bỏ rất nhiều tiền và thời gian để nghiên cứu thị trường. Cho nên việc bạn ngồi cắn bút và nghĩ rằng “Khách là đối tượng A, khách đang cần sản phẩm B” thì 99% là sai bét cả rồi đấy. Tôi chia sẻ với bạn một mẹo để tìm ra chính xác nỗi đau của khách hàng:
Bước 1: Bạn có thể sử dụng phần mềm content và gõ từ khóa sản phẩm của bạn. Tool sẽ lọc ra hàng loạt vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Bước 2: Click vào nút mũi tên màu xanh này ở mỗi chủ đề bạn muốn, máy tính sẽ thống kê ra TOP 20 bài viết hay nhất trên Google về chủ đề đó. Ví dụ tôi click chọn chủ đề “Cách chữa hói đầu ở nam giới” và nhận được 20 kết quả như sau:
Click vào xem các bài viết của đối thủ, bạn sẽ nhanh chóng sưu tầm được hàng loạt “vấn đề của khách hàng”, việc còn lại là sao chép, tham khảo các vấn đề này vào content.
Hãy đọc lại Phần 3: “Công thức mô tả lợi ích sản phẩm khiến khách hàng không thể cưỡng lại”, bạn sẽ nhận được câu trả lời cho việc nên cung cấp những thông tin gì, rất hay.
CÔNG THỨC ĐỂ RÚT NGẮN CÂU CHỮ MÀ VẪN ĐỦ THÔNG TIN
Tôi yêu cầu bạn viết nhiều thông tin trong bài chứ không phải viết DÀI. Vì khách hàng muốn đọc thông tin chứ không cần đọc chữ của bạn. Tôi có một kỹ thuật nhỏ này giúp bạn biết được mình đang viết THÔNG TIN hay đang viết nhiều câu từ DÀI DÒNG. Đây gọi là kỹ thuật “NHỔ CỎ”, khi viết xong một bài viết, bạn hãy chọn vài từ trong một câu và thử xem những từ ngữ nào nếu xóa đi mà đọc câu văn vẫn có nghĩa thì tức là từ ngữ đó bị dưa thừa, từ ngữ đó không chứa thông tin và không cần thiết. Bạn xóa đi một câu trong đoạn văn mà khi đọc lại đoạn văn đó vẫn hiểu nghĩa thì câu đó bị dưa thừa. Bạn có thể thưa ngay bằng cách này với bất kỳ bài viết nào bạn đã từng viết. Bạn sẽ bất ngờ nhận thấy rằng, bài viết của bạn được rút ngắn lại một cách “khủng khiếp”. Và nhận ra bạn không truyền THÔNG TIN cho khách hàng mà phần lớn bài viết chỉ truyền CÂU CHỮ cho họ thôi.
Hãy đọc lại phần 5 để xem công thức truyền hồn vào câu chữ khiến người đọc không thể cưỡng lại TẠI ĐÂY, nó cũng dựng sẵn các từ đồng nghĩa để bạn nhổ cỏ các từ dài dòng.
CÔNG THỨC 2: Những chia sẻ dưới đây có sử dụng tài liệu từ quyển sách “Thôi miên bằng ngôn từ” của dịch giả Phúc Lâm, rất hay các bạn nên tìm mua ngay!
Bạn không nên viết dài lê thê, dông dài, tràng giang đại hải. Song, điều này cũng chẳng có nghĩa là bạn phải cố hết sức cô đọng và tóm lược mọi thứ. Dù gì đi nữa, mọi người sẽ đọc bất cứ bài viết dài hay ngắn nào, miễn là nó thu hút họ từ đầu chí cuối. Đây chính là bí quyết giúp bạn kiếm ra tiền đấy.
Hãy nhớ: Viết càng nhiều bán càng đắt. Vì thế, đừng chần chừ khi bài quảng cáo của bạn quá dài. Những trang web nhiều chữ thường hiệu quả hơn NHIỀU so với những trang web ít chữ. Nhưng tất nhiên, không phải cứ viết dài là thu hút được nhiều người. Như ta đã biết, nếu người đọc cảm thấy chán ngay từ đầu, họ sẽ bấm nút ra khỏi trang web mà không cần phải suy nghĩ. Phương châm của tôi luôn là: “Nếu bạn đòi mức giá càng cao, bạn cần dùng càng nhiều chữ càng tốt”.
Nếu bạn chỉ muốn khách hàng đăng ký miễn phí dịc vụ từ thư chào hàng, hay muốn bán một món hàng nào đó chỉ vài chục ngàn, hoặc 100-300 ngàn thì một vài từ súc tích thôi là đủ. Nhưng nếu bạn bán một chiếc máy tập thể dục giá tận vài chục triệu, hay những món hàng cả trăm triệu thì cần phải dùng nhiều từ ngữ hơn. Nếu mọi người đều biết đến thương hiệu hay sản phẩm của bạn rồi thì có lẽ bạn cũng không cần dùng quá nhiều lời. Nếu mọi người đều hiểu được vì sao giá bán lại cao thế, thì bạn cũng chẳng cần phải giải thích hay thuyết phục nhiều. Song, nếu như người đọc cần được thuyết minh về sản phẩm và giải thích về mức giá, thì đừng ngần ngại viết dài thêm.
Nguyên tắc chính cần ghi nhớ là tập trung vào nhu cầu người mua hàng. Họ sẵn sàng đọc các bài viết dài như sách, báo, tạp chí hay bản tin… miễn là họ cảm thấy có nỗi đau của mình trong đó ngày từ NHỮNG CÂU ĐẦU TIÊN. Nếu mọi người chẳng buồn đọc content của bạn thì đó là do bạn chưa viết đúng nỗi đau của họ mà thôi. Nỗi đau phải sử dụng các nghiên cứu để tìm ra chứ không phải cắn bút rồi từ bụng ta suy bụng người, 99% đều sai bét!
Giờ thì hãy xem bạn có thể khiến khách hàng cảm thấy “bản thân họ” trong content bằng cách nào.
Trước khi đọc bất kì bài viết nào, độc giả sẽ có ba câu hỏi chính: “Ai cần quan tâm chứ?”
“Vậy thì sao nào?”
“Có liên quan gì đến tôi không?”
Bạn có biết Bart Simpson – một trong những nhân vật chính trong bộ phim hoạt hình hài nổi tiếng tại Mỹ không? Chắc bạn sẽ ngay lập tức nghĩ trong tâm trí: “Không biết, mà ai cần quan tâm chứ?”. Đấy, với content mà bạn viết khách hàng cũng sẽ có ba câu hỏi trên cần phải giải quyết, nếu không họ sẽ rời đi, bạn mất hết cơ hội bán hàng. Thử nghĩ xem, khi cầm một cuốn tạp chí lên, hoặc thậm chí khi mở mail, bạn chỉ lướt qua và chọn lọc những gì mình quan tâm mà thôi. Nếu bài viết hoặc email đó không gây ấn tượng bạn sẽ bỏ qua, đúng chứ? Ngay cả khi đó là cuốn tạp chí bạn thích nhất, bạn cũng sẽ không đọc hết bài viết đâu, đúng không?
Có thể bạn sẽ liếc qua một chút, nhưng sau vài giây khi thấy nội dung đó không dành cho mình, lập tức bạn sẽ lật sang trang khác.
Content video cũng không ngoại lệ, người trẻ dùng Facebook, Youtube hay TikTok cũng vậy, họ rất có thời gian rảnh để lướt xem các nội dung video nhưng nếu video đó không liên quan tới tình yêu, giải trí, phốt… mà toàn tin chính trị thì khả năng cao họ cũng sẽ lướt qua ngay khi video đó kịp phát ra âm thanh.
Một lần nữa, hãy trả lời lại các câu hỏi:
“Ai cần quan tâm chứ?”: Ai sẽ quan tâm bạn viết gì? Tại sao họ phải quan tâm?
“Vậy thì sao nào?”: Tại sao nội dung bạn viết lại quan trọng với họ? Bạn có gì quan trọng muốn nói ư? Điều đó có thực sự quan trọng không đấy?
“Có liên quan gì đến tôi không?”: Độc giả sẽ được lợi gì khi đọc? Độc giả sẽ nhận được gì từ lời chào bán đó?
Thấu hiểu nỗi đau của khách hàng chính là chìa khóa của mọi content thành công! Khi hiểu được những gì khách hàng đang cần, bạn đã nắm chắc lợi thế!
Hãy quẳng cái tôi của mình đi và hãy tập trung vào cái tôi của khách hàng. Đừng kể lể về những thứ bạn muốn; hãy phô bày những gì họ muốn. Hoặc, nếu bạn đang chào bán sản phẩm mới, hãy nêu ra các đặc điểm khiến họ chú ý, chứ không phải bạn. Khách hàng luôn ích kỷ. Tất cả những gì họ quan tâm là bản thân. Hãy tập trung vào mối quan tâm đó. Thử tưởng tượng nhé: Nếu ngay bây giờ, có một phụ nữ gõ cửa và đề nghị sẽ giúp bạn viết ra những bài quảng cáo hấp dẫn, bạn sẽ lắng nghe cô ấy, đúng chứ? Vẫn là người phụ nữ đó, nhưng cô ấy lại muốn bán tã giấy thì sao? Người thứ nhất tập trung vào những gì bạn muốn, người thứ hai chỉ quan tâm đến những gì cô ta muốn. Người nào sẽ khiến bạn chú ý đây?
Hoặc: “Nếu cầm trên tay bức ảnh chụp tập thể, bạn sẽ nhìn vào gương mặt nào đầu tiên? Hiển nhiên là chính bạn. Bởi bạn quan tâm đến bản thân mình, người đọc cũng vậy, họ quan tâm đến bản thân họ chứ không phải bạn.
Chốt lại, hãy ghi nhớ các câu hỏi: “Vậy thì sao nào? Ai quan tâm chứ? Có liên quan gì đến tôi không?” và trả lời chúng trước khi bắt đầu viết, bạn sẽ khiến người đọc dán chặt mắt vào trang giấy ngay từ những giây đầu tiên.
Tuyệt vời nhất là những câu hỏi này được lồng ghép vào tiêu đề của content, nó sẽ quyết định xem họ có nên đọc tiếp nội dung bên trong hay không. Trả lời được ba câu hỏi trên bạn sẽ xác định được nỗi đau của độc giả. Bạn có thể đọc lại phần 2 chuyên về chủ đề: “4 công thức đặt tiêu đề là nền tảng để sáng tạo ra hàng nghìn tiêu đề khác khiến khách hàng phải đọc tiếp nội dung” TẠI ĐÂY
MẸO: Cách gợi mở nỗi đau khách hàng ngay từ những dòng đầu tiên
Bước 1: Truy cập công cụ tìm kiếm và gõ tên sản phẩm của bạn.
Bước 2: Máy tính sẽ hiển thị tên gọi các nỗi đau cụ thể mà khách hàng đang tìm kiếm
Ví dụ:
- Nỗi đau: Dị ứng mỹ phẩm khi nào hết, bạn có thể tạo ra một tiêu đề: Dị ứng mỹ phẩm không biết bao giờ mới hết, dùng kem XXX này đi 2 tuần là khỏi!
- Nỗi đau: Tại sao mỹ phẩm nội địa Trung lại rẻ, bạn có thể tạo ra một tiêu đề: Hàng mỹ phẩm nội địa Trung chất lượng cao nhưng vì sao giá lại rẻ? Hãy cùng xem câu trả lời bên dưới!
- Nỗi đau: Nên dùng mỹ phẩm Hàn Quốc loại nào, bạn có thể tạo ra một tiêu đề: Loạn chiến trận mỹ phẩm Hàn Quốc, không biết chọn loại nào chính hãng? Hãy tham khảo bài viết sau!
Tuyệt vời! Bạn đã học được rất nhiều kỹ thuật viết content thực chiến qua 6 phần của ebook “Hành trình content bạc tỉ, content hay là phải ra đơn”. Phần 7 sẽ đặc sắc hơn nữa khi tôi tiếp tục tổng hợp và chia sẻ các công thức để “Kêu gọi khách hàng phải làm gì đó ngay lập tức khi đọc đến cuối bài”. Nếu không có kỹ thuật này bạn sẽ khiến khách hàng phân vân không biết phải làm gì tiếp theo.
Click vào link này để nhận nhé: