Nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi là hai phương pháp nâng mũi hiện đại ngày nay được nhiều người lựa chọn để cải thiện dáng mũi. Vậy sự khác biệt giữa hai phương pháp này là gì? Cùng đọc bài viết so sánh nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi dưới đây nhé.
Phẫu thuật nâng mũi là gì?
Phẫu thuật nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ chỉnh lại dáng mũi, giúp khắc phục tình trạng mũi thấp, mũi tẹt, đầu mũi lồi, lõm cho kết quả là một chiếc mũi cao, hài hòa với tổng thể gương mặt. Bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng của mỗi khách hàng, mà tư vấn và thực hiện các phương pháp nâng mũi khác nhau.
Nâng mũi cấu trúc là gì?
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp nâng mũi tốt và tiến bộ nhất hiện nay. Phương pháp nâng mũi cấu trúc can thiệp tới nhiều vị trí giúp tái tạo cấu trúc mũi toàn diện. Sụn nhân tạo và sụn tự thân sẽ được kết hợp nhuần nhuyễn để nâng cao sóng mũi, dựng trụ giúp chỉnh sửa được hầu hết các khuyết điểm của mũi, đặc biệt kéo dài và nâng cao đầu mũi hiệu quả.
Các loại sụn tự thân được sử dụng trong nâng mũi cấu trúc bao gồm những loại sụn sau:
- Sụn tai (nâng mũi cấu trúc sụn tai): Lấy ở vùng vành tai, phù hợp với mũi ít khuyết điểm hay lần đầu làm cấu trúc.
- Sụn vách ngăn (nâng mũi sụn tai + sụn vách ngăn): Lấy phần vách ngăn của mũi kết hợp với sụn tai để dựng trụ mũi vững chắc hơn.
- Sụn sườn (nâng mũi cấu trúc sụn sườn): Lấy từ xương sườn số 6 hoặc số 7, phù hợp với mũi sửa nhiều lần, mũi bị tai nạn, mũi dị tật bẩm sinh,…
Nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi là gì?
Nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi là phương pháp chỉnh hình sóng mũi kết hợp giữa hai chất liệu sụn nhân tạo và sụn tự thân trong cơ thể. Theo đó, phần sóng mũi sẽ được tạo hình bằng các sụn nhân tạo; phần đầu mũi sẽ được bọc thêm bằng sụn tự thân (một số trường hợp sử dụng sụn sinh học) tương thích khá tốt với cơ thể, hạn chế được hiện tượng đào thải vật liệu sau nâng.
- Sụn nhân tạo: Hay còn gọi là thanh độn, chất liệu độn, được sử dụng tạo hình sóng mũi như Silicon, Surgiform, Bistool, Softxil,…
- Sụn tự thân: Sụn được lấy từ chính cơ thể người như sụn tai, sụn vách ngăn hoặc sụn sườn. Tuy nhiên loại sụn được sử dụng trong nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi thường là sụn tai.
- Sụn sinh học tương hợp: Loại sụn sinh học thường dùng để bọc đầu mũi là Megaderm.
Tuy có là hai phương pháp khác nhau nhưng nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi đều được đánh giá cao bởi các chuyên gia thẩm mỹ vì có ưu điểm về tính thẩm mỹ và độ an toàn. Hai phương pháp này giúp khắc phục các khuyết điểm của mũi, đem lại dáng mũi cao, thon gọn, đẹp tự nhiên và hài hòa với gương mặt. Trên thực tế cả 2 phương pháp đều mang tính an toàn cao vì sử dụng sụn tự thân có độ tương thích với cơ thể và tránh được các biến chứng ngoài ý muốn.