Kinh doanh Online đã cứu nguy cho dân Việt như thế nào?

Nhờ kinh doanh Online, nhiều người đã có đủ chi tiêu cho gia đình qua mùa dịch mà không phải thấp thỏm lo sợ nợ lương, thất nghiệp. Tự chủ, độc lập về tài chính và chủ động về thời gian cũng như bảo vệ sức khỏe mùa dịch bệnh cũng nhờ vào công việc bán hàng qua mạng.

Vẫn còn quá sớm để dự đoán các tác động dài hạn của dịch do virus corona gây ra, nhưng không quá sớm để nhận ra rằng: cuộc suy thoái toàn cầu tiếp theo có thể xảy ra. Covid-19 đang đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Và dĩ nhiên, kinh tế Việt Nam không nằm ngoài cuộc.

Ảnh chụp một cửa hàng bán quà lưu niệm Thế vận hội Mùa hè 2020 vắng khách vì Covid-19 tại Tokyo hôm 3-3. Ảnh: REUTERS

Covid-19 có thể gây ra nhiều thiệt hại kinh tế, ngay cả đối với các quốc gia có đủ tài nguyên và công nghệ để chống lại. Vậy nên, đối với Việt Nam mà nói là một thử thách vô cùng khó khăn. Trước “đại dịch” Corona như hiện nay, việc tìm một giải pháp ưu việt vừa giải quyết được vấn đề an sinh, vừa giải quyết được vấn đề an toàn cho sức khỏe của cộng đồng hiện nay đang là một thách thức.

Tuy nhiên, với phương châm đề ra ngay từ đầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “Chống dịch như chống giặc” nên Việt Nam đã có sự chuẩn bị ở mức “an toàn”. Với Việt Nam, Thủ tướng cho biết, nhiều chuyên gia cũng nhận định, dịch bệnh Covid-19 có tác động trước hết đến hàng không, du lịch, dịch vụ, tiếp đến là thương mại, đầu tư, đặc biệt là gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất. Tuy bị ảnh hưởng nhiều mặt, nhưng cơ bản trong tháng 2/2020, tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam vẫn được giữ ổn định.

Bên cạnh sự quan tâm của nhà nước, các doanh nghiệp đã linh hoạt biến khó khăn thành cơ hội khi chuyển hướng đẩy mạnh các hoạt động sang kinh doanh Online song song bên cạnh hoạt động truyền thống. Đặc biệt, các mảng kinh doanh điện tử, logistic,… kết hợp với các siêu thị để đẩy mạnh việc bán hàng trực tuyến đáp ứng nhu cầu hiện nay của khách hàng trong mùa dịch bệnh.

Trong mùa dịch, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet thì việc kinh doanh online đang ngày càng phổ biến và rộng rãi. Hình thức bán hàng truyền thống đem lai hiệu quả bao nhiêu thì kinh doanh online cũng sẽ đem lại như thế, thậm chí là nhiều hơn.

Chính vì tầm quan trọng của kinh doanh Online mà Bill Gates đã nói: “Nếu trong vòng 5-10 năm nữa, bạn không kinh doanh online, thì tốt nhất bạn đừng nên kinh doanh gì nữa.”

Theo thống kê cho thấy Việt Nam có khoảng 30 triệu người dùng internet. Với gần 1/3 dân số dùng internet chắc chắn sẽ là một thị trường lớn cho các nhà kinh doanh.

Điều thú vị của kinh doanh online là khả năng vận hành 14/7 ở bất cứ đâu. Không có ranh giới địa lý cũng như không có giờ giấc cụ thể. Người tiêu dùng cũng như đối tác các nước trên thế giới dễ dàng tiếp cận với doanh nghiệp của bạn và tìm hiểu về bạn, sản phẩm của bạn mà không mất sức.

Và người Việt đã nắm được “chiếc phao” cứu cánh cho mùa dịch khỏi vấn nạn “cơm áo gạo tiền” đó là kinh doanh Online. Trước khi có dịch xảy ra, thì việc bán hàng qua mạng cũng được rất nhiều người quan tâm và xem như là công việc làm kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay thì dường như đây trở thành công cụ chính, cần câu cơm cho dân Việt, không chỉ dân văn phòng, giới trẻ, mẹ bỉm sữa mà bây giờ dường như kinh doanh Online là ngành nghề của “mọi người, mọi nhà”. Người người bán hàng Online từ những sản phẩm handmade, đến những thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu đều được đăng bán. Và hơn hết các mặt hàng thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp trong mùa dịch bệnh cũng được quan tâm. Đó chính là lý do các công ty hoạt động trong lĩnh vực online hiện nay phát triển mạnh như GHB, MLi,… đây là những công ty có định hướng kinh doanh dựa trên nền tảng 4.0 mạnh hiện nay, thu hút hàng ngàn người tham gia kinh doanh và mang lại lợi nhuận, “miếng cơm” cho không ít người.

Từ Tết Nguyên đán trở lại đây, anh Nguyễn Tuấn Vinh, chủ shop quần áo tại hồ Đền Lừ (Hà Nội) cho biết, dịch bệnh đã khiến nhiều người dân lo ngại khi đến những điểm đông người, khiến cho doanh thu bán hàng trực tiếp tại cửa hàng giảm hơn 50%. Tuy nhiên, để bù lại lượng khách này, anh Vinh đã đẩy mạnh hơn kênh bán hàng online, giới thiệu sản phẩm qua zalo, facebook và khuyến khích khách hàng thanh toán online bằng các chương trình khuyến mại, giảm giá. Nhờ đó, doanh thu cửa hàng cũng cải thiện hơn, tổng lượng hàng bán ra tăng thêm được khoảng 30% so với khi không thực hiện mua bán online, anh Vinh cho biết thêm.

Là người buôn bán bánh kẹo, đồ ăn vặt nhỏ lẻ tại nhà, chị Nguyễn Thu Trang (Bạch Mai – Hà Nội) – facebook TrangNguyen cho biết: “Từ 1 tuần nay, tôi nhận các đơn đặt hàng qua mạng online khá nhiều, trung bình 10-20 đơn/ngày, tăng gấp đôi, gấp ba so với trước khi có dịch”.

Tuy mang lại nhiều lợi ích từ việc kinh doanh Online, nhưng để tạo sự khác biệt và phát huy hiệu quả công việc của mình hãy học cách suy nghĩ, tư duy để làm giàu, phát hiện ra các cơ hội kinh doanh chứ không phải “trôi theo chiều gió”, bởi lẽ bạn khác biệt, làm những gì thích hợp với bản thân mới là tốt nhất.

Bài viết liên quan