THỔI HỒN VÀO CÂU CHỮ TRÔNG HẤP DẪN HƠN VỚI CONTENT MARKETING

PHẦN 1: TƯ DUY ĐÚNG TỪ ĐẦU ĐỂ LÀM RA CONTENT BẠC TỈ

PHẦN 2 :CÔNG THỨC TẠO TIÊU ĐỀ SIÊU TỐC KHIẾN KHÁCH HÀNG KHÔNG CƯỠNG LẠI ĐƯỢC

PHẦN 3: Công thức mô tả công dụng, lợi ích sản phẩm siêu tốc khiến khách hàng phải mua ngay

PHẦN 4: Công thức để xác định chân dung khách hàng

PHẦN 5: LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỔI HỒN VÀO CÂU CHỮ TRÔNG HẤP DẪN HƠN – CẮT GỌT SAO CHO LÔI CUỐN

ồn vào

4 phần trước tôi đã chia sẻ gần như tất cả những tuyệt kĩ quan trọng nhất khi làm content của nhiều tác giả, dịch giả nổi tiếng hàng đầu trong lĩnh vực làm content marketing. Tuy nhiên nếu chỉ đơn giản là điền vào chỗ trống như công thức thì có vẻ content sẽ khô khan, thiếu sức sống mặc dù chừng đó nội dung cũng đủ để bạn viết được nhiều dạng content bán hàng rồi. Dưới đây là một số mẹo để bạn hoàn thiện, đánh bóng và làm ngôn từ của mình sống động hơn. Chỉ cần áp dụng công cụ này, lời văn của bạn chắc chắn sẽ bay bổng hơn trông thấy.

4 công thức bên dưới Có sử dụng tài liệu từ cuốn sách Thôi miên bằng ngôn từ của dịch giả Phúc Lâm, các bạn nên tìm mua để đọc nhé

1.    SỬ DỤNG CÁC TỪ ĐỒNG NGHĨA VÀ GẦN NGHĨA

Chắc hẳn bạn đã từng sử dụng từ điển ít nhất một lần rồi. Nhưng hầu hết vẫn chưa hiểu đúng công dụng của việc tìm các từ đồng nghĩa và gần nghĩa trong từ điển. Các ngòi bút còn non nớt thường suy nghĩ phải thay thế các từ đơn giản bằng các từ hoa hòe, bóng bẩy, càng cao siêu, càng tượng hình càng tốt. Nhưng xin thưa, sai lầm hoàn toàn.

Hãy đơn giản hết mức lời văn của bạn. Nếu có một từ hay cụm từ nào có vẻ dài, hãy cố gắng rút gọn nó. Mark Twain nói rằng dù viết là “viên cảnh sát” hay viết là “cớm” thì ông vẫn chỉ được trả cùng một số tiền. Bởi Twain khá lười, nên “cớm” đơn giản và nhanh gọn hơn. Hãy nhìn vào đó mà học hỏi, chọn từ ngữ ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những từ dài dòng. Dài quá chỉ khiến khách hàng “sợ đọc”!

Hãy nhớ quy tắc này: Nếu bạn không dùng một từ nào đó trong giao tiếp thông thường, thì đừng đưa nó vào văn viết. Đừng làm người đọc phải suy đoán nghĩa của nó.

Nếu đã dùng các từ “đơn giản” vài lần ở những câu văn trước, thì bạn cũng cần một từ đồng nghĩa để tránh lặp lại, làm như vậy đoạn văn trông sẽ linh động hơn. Có hai cách để tìm ra các từ đồng nghĩa nhanh chóng:

Cách 1: Tra cứu trên Google

Chỉ đơn giản là lên google và gõ “từ đồng nghĩa với đơn giản”, bạn sẽ được hàng tá những từ đồng nghĩa:

Rõ ràng                                             Tự nhiên

Dễ hiểu                                              Gọn gàng

Tường minh                                      Giản đơn

Có thể hiểu được                               Không cầu kỳ

Không lẫn vào đâu được                   Giản dị

Cách 2: Truy cập trang web https://vietnamese.abcthesaurus.com/ và gõ từ khóa cần tra cứu, nó sẽ trả về hàng loạt những từ đồng nghĩa và cả trái nghĩa.

Cách Tìm Từ động Nghĩa Và Trái Nghĩa Online
Bạn hãy lướt qua chúng, chọn ra những từ có ÍT CHỮ NHẤT và bỏ qua những từ ngoằn ngoèo như “có thể hiểu được”. Nếu các từ còn lại có chung số lượng chữ thì ưu tiên lựa chọn từ dễ hiểu nhất.

Bước tiếp theo phải làm gì?

Ví dụ: “Gọn gàng” và “Tường minh” đều đồng nghĩa với “đơn giản”, nhưng từ “Tường minh” có lẽ chẳng có nhiều người hiểu được nó, nên không chọn.

Một cuốn từ điển đồng nghĩa rất hữu dụng bởi nó cho bạn nhiều sự lựa chọn. Khi cần một từ đơn giản để thay thế một cụm từ dài, phức tạp thì cứ mở từ điển ra. Thật đơn giản mà vô cùng hiệu quả đúng không nào?

2.    SỬ DỤNG PHÉP SO SÁNH

Bạn cần mua ngay As One Mad with Wine and Other Similes (Tạm dịch: Như một kẻ say mềm và Nhiều hình ảnh so sánh khác) của Elyse và Mike Somner. Có nó trong tay cũng như sở hữu một khẩu súng trăm phát trăm trúng vậy. Quyển sách dựng sẵn các hình ảnh so sánh để khiến câu từ thêm sống động, rõ ràng.

Các phép so sánh sẽ khiến người đọc ấn tượng hơn rất nhiều. Nếu nói ánh mắt của người đàn ông ấy sắt như dao cạo thì bạn đã dùng một phép so sánh rồi đấy. Bạn có thể tự sáng tạo thêm những phép so sánh của mình:

  • Nhẹ như một cánh hoa hồng.
  • Tuôn như thác đổ.
  • Gớm ghiếc như rắn rết lúc nhúc.

Trong cuốn sách trên có phép so sánh: “Cuộc sống mà không có bạn bè giống như thiếu đi Mặt Trời vậy”. Áp dụng vào một content bán khóa học, ta có được: “Thiếu đi mạng lưới giao thiệp rộng rãi với các đại lý, bạn sẽ chẳng còn ngày mai tươi sáng”.

Một phép so sánh khác trong cuốn sách là: “Không có bạn bè, thế giới chỉ là một vùng đất hoang”. Bạn có thể cải biên thành: “Không biết cách kết nối, thế giới của bạn chẳng khác nào mảnh đất hoang vu”.

Sử dụng các phép so sánh đôi khi chẳng dễ dàng chút nào nhưng cũng đáng bõ công đấy chứ. Trong cuốn sách trên có rất nhiều hình ảnh ngọt ngào và thắm thiết chẳng kém gì nụ hôn dưới mái hiên trong một chiều mưa ngâu vậy. Tuyệt đấy chứ. Nhưng xin lưu ý: Đừng lạm dụng so sánh. Nếu dùng có chừng mực, câu từ sẽ sáng tỏ và dễ hiểu hơn. Nhưng nếu lạm dụng, độc giả sẽ bị quá tải và tránh xa bài viết của bạn ngay, vì họ phải dừng lại và động não quá nhiều.

3.    LIÊN KẾT CÁC HÌNH ẢNH

Hãy mua ngay cuốn The Analogy Book of Related Word (Tạm dịch: Tuyển tập những Từ ngữ liên quan với nhau). Cuốn sách được coi là “Đường tắt đến thế giới của những ngôn từ lôi cuốn”. Tác phẩm của Glasser bao gồm rất nhiều đề mục, trong mỗi mục đều là những từ có liên quan với nhau và liên quan đến chủ đề chính. Hãy dùng những từ ngữ này để truyền tải ý bạn muốn nói đến với độc giả.

Ví dụ trong cuốn sách trên có chủ đề Bóng chày, bạn sẽ tìm được những từ có liên quan đến Bóng chày như: túi, bóng, lỗi, đương kim vô địch, phản công chớp nhoáng… Nếu bạn đang bán khóa huấn luyện cho doanh nghiệp thì chúng ta có thể tạo ra một slogan hay ho: “Đừng sợ đánh hụt! Hãy cứ tự tin mình là một doanh nghiệp vô địch và vung chày phản công chớp nhoáng!”

Cũng là khóa huấn luyện, khi lật tới chủ đề Cờ vua trong cuốn sách trên bạn sẽ thấy có hơn một trăm từ liên quan được liệt kê, chúng ta có thể tạo ra một slogan khác: “Các chiến thuật trong cuốn sách này sẽ dạy bạn cách chiếu tướng đối phương”.

Thật tuyệt vời! Hãy sử dụng cuốn sách của Glasser để khiến ngôn từ của bạn bật khỏi trang giấy và nhảy nhót trong tâm trí độc giả.

4.    SỬ DỤNG TRÍCH DẪN

Hãy trở thành người viết nên lịch sử, chứ không phải nạn nhân của các biến động quá khứ,

hãy tự tin quyết định vận mệnh

của chính chúng ta, đừng để nổi hoài nghi và cảm xúc bồng bột che mờ tầm nhìn.

— JOHN F. KENNEDY —

Trích dẫn này chẳng liên quan gì tới content marketing, nhưng đặt vào chỗ này nhìn cũng “ngầu” đấy chứ?

Đó chính là lý do vì sao nên dùng câu trích dẫn: Vì chúng thu hút ánh mắt chúng ta. Độc giả thường tìm đọc các dấu ngoặc kép trích dẫn trong bài viết của họ. Họ đang tìm kiếm những lời thoại hay nhất, có giá trị tổng kết nhất, tràn đầy sức sống nhất. Mục tiêu của chúng ta là tìm một câu trích dẫn phù hợp để nâng cao giá trị những câu văn đã viết trước đó. Trong rất nhiều trường hợp, dù đọc cả quyển sách hàng trăm trang nhưng những gì độc giả nhớ được chỉ là một vài câu trích dẫn trong ngoặc kép.

Hãy sử dụng câu trích dẫn của những nhân vật nổi tiếng, uy tín mà nhiều người biết đén và khéo léo chế biến nó thành công cụ trong content marketing.

Ví dụ: Trong cuốn The Wit and Wisdom of Mark Twain (Tạm dịch: Trí tuệ và sự thông thái của Mark Twain), khi lật qua các trang tôi ấn tượng nhất câu: “Trí tuệ con người cũng như thuốc súng vậy, nó không thể tự phát nổ; mồi lửa phải đến từ bên ngoài”. Bạn có thể kết hợp để tạo ra vài dòng cho riêng mình: “Trí tuệ con người cũng như thuốc súng vậy, nó không thể tự phát nổ; mồi lửa phải đến từ bên ngoài! ABC chính là “mồi lửa” giúp tư duy doanh nghiệp của bạn bùng nổ”.

Cuốn hút đấy chứ!

Trích dẫn sẽ thêm gia vị cho bài viết của bạn. Thử đọc bất kỳ lá thư nào có trích dẫn xem, mắt bạn sẽ hướng vào đó ngay lập tức. Trích dẫn cũng khiến đoạn văn sống động hơn. Tất nhiên, đừng chọn những câu trích quá dài, dù hấp dẫn tới đâu thì đoạn trích của bạn kéo dài khoảng chục dòng thì cũng chả ai buồn đọc nó. Tiêu chí của một trích dẫn tốt:

  • Ngắn gọn (một đến hai câu là tốt nhất).
  • Có liên quan tới những gì bạn đã viết trước hoặc sau đó.
  • Phải đến từ một nhân vật mà ai ai cũng đều biết.

Bạn có thể tìm mua ở hiệu sách những tuyển tập về trích dẫn hay, hoặc đơn giản là gõ trên Google.

*** MẸO HAY *** Bạn có thể không nhất thiết phải mua quyển sách nào ở trên, cũng không cần nhớ hết 4 biện pháp sử dụng từ ngữ vì ứng dụng bên dưới sẽ làm sẵn hết cho bạn.

Nếu bạn sử dụng phần mềm content, chỉ cần gõ vào từ ngữ bất kì, máy tính sẽ liệt kê ra hàng trăm câu hoàn chỉnh cực hay chỉ trong 3 giây với đầy đủ các công thức ngôn từ. Ví dụ bạn gõ từ “hạnh phúc” vào ô này, máy tính sẽ liệt kê ra hàng trăm câu hoàn chỉnh có chứa từ đó:

  • Đàn ông yêu bằng mắt nên làm mới bản thân góp phần rất lớn để hạnh phúc không bị phá hoại.
  • Giảm XXX % cho các chị em mong muốn cuộc sống hôn nhân hạnh phúc

viên mãn.

  • Nhân viên thân thiện, nhiệt tình vì mang lại sự hài lòng cho bạn là hạnh phúc lớn nhất của chúng tôi.
  • Nhìn nụ cười và sự tự tin tạo dáng của cô ấy là đủ thấy cô hạnh phúc như thế nào.

 

Chúc mừng bạn đã trải qua 5 phần của “Hành trình content bạc tỉ – Content hay là phải ra đơn”, bạn đã nắm được gần hết những công thức tuyệt đỉnh để làm content bán hàng hiệu quả. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi: “Khách hàng ngày càng lười đọc, độ dài content như thế nào sẽ khiến họ đọc hết và mua hàng?”.

Vậy đừng quên theo dõi phần 6 vô cùng hấp dẫn bên dưới với chủ đề: “Công thức để viết content dù dài hay ngắn thì vẫn bán được nhiều hàng”

Click vào link này để nhận nhé:

PHẦN 1: TƯ DUY ĐÚNG TỪ ĐẦU ĐỂ LÀM RA CONTENT BẠC TỈ

PHẦN 2 :CÔNG THỨC TẠO TIÊU ĐỀ SIÊU TỐC KHIẾN KHÁCH HÀNG KHÔNG CƯỠNG LẠI ĐƯỢC

PHẦN 3: Công thức mô tả công dụng, lợi ích sản phẩm siêu tốc khiến khách hàng phải mua ngay

PHẦN 4: Công thức để xác định chân dung khách hàng

PHẦN 5: LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỔI HỒN VÀO CÂU CHỮ TRÔNG HẤP DẪN HƠN – CẮT GỌT SAO CHO LÔI CUỐN

Bài viết liên quan