Thủ tục đóng công ty, giải thể doanh nghiệp mới nhất năm 2020 bạn cần phải biết.
Đóng cửa công ty hay còn được gọi là giải thể doanh nghiệp là một quy trình phức tạp và khó thực hiện hơn là thủ tục thành lập công ty Vậy doanh nghiệp cần làm những loại thủ tục nào khi giải thể công ty, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Khái quát về giải thể doanh nghiệp
Đóng công ty là việc chấm dứt các hoạt động kinh doanh, tồn tại của doanh nghiệp theo quyết định của công ty hoặc các cơ quan có thẩm quyền được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014.
Khi doanh nghiệp thuộc 4 trường hợp dưới đây, công ty sẽ phải giải thể:
– Doanh nghiệp đã kết thúc thời gian hoạt động được ghi trong điều lệ công ty mà không có sự gia hạn.
– Doanh nghiệp sẽ giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với công ty tư nhân; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp đối với công ty TNHH, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
– Doanh nghiệp không có đủ thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp bị các cơ quan chức năng thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trước khi giải thể, doanh nghiệp phải đảm bảo đã thanh toán toàn bộ các khoản nợ, nghĩa vụ về các tài sản khác và không có các tranh chấp tại tòa.
2. Quy trình và thủ tục giải thể doanh nghiệp
Khi giải thể, doanh nghiệp cần gửi hồ sơ đến ít nhất 3 cơ quan sau:
a. Tổng cục hải quan
Tổng cục hải quan là đơn vị xác nhận doanh nghiệp không còn nợ bất kỳ khoản thuế hải quan nào trong trường hợp doanh nghiệp đó hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ đến tổng cục hải quan của thành phố đã đặt trụ sở các loại giấy tờ sau:
– Công văn xác nhận doanh nghiệp không nợ thuế hải quan.
– Quyết định về việc xin giải thể doanh nghiệp.
– Bản sao đăng ký kinh doanh có chứng thực của doanh nghiệp.
Trong vòng 7 ngày kể từ ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục hải quan sẽ có văn bản trả lời về việc doanh nghiệp có nợ hay không các khoản thuế để doanh nghiệp làm việc với cơ quan thuế.
b. Phòng đăng ký kinh doanh
Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xác nhận doanh nghiệp đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ về thuế và thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của mã số thuế.
• Thông báo về quyết định giải thể tới phòng đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp lần 1 tới sở KHĐT, doanh nghiệp cần nộp các loại giấy tờ sau:
– Biên bản họp đưa ra quyết định giải thể.
– Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp theo mẫu tại thông tư 02/2019/TT-BKHĐT.
– Văn bản ủy quyền cho người làm thủ tục giải thể.
Khi nhận được hồ sơ xin giải thể của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh sẽ có thông báo về cơ quan thuế để xác nhận. Trong vòng 2 ngày kể từ khi nhận được thông tin từ phía Phòng đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế sẽ gửi ý kiến trở lại về việc giải thể của doanh nghiệp.
Sau 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp lên Cơ sở dữ liệu quốc gia sang tình trạng giải thể nếu không có bất kỳ ý kiến từ chối nào của cơ quan thuế. Bên cạnh đó, Phòng đăng ký kinh doanh cũng đưa ra thông báo về việc giải thể cho doanh nghiệp.
• Thủ tục chấm dứt hiệu lực của mã số thuế của doanh nghiệp.
Cùng với thủ tục thông báo giải thể tới Sở kế hoạch đầu tư, doanh nghiệp cũng phải làm các thủ tục chấm dứt hiệu lực của mã số thuế tại cơ quan thuế. Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ có các loại giấy tờ sau:
– Biên bản họp bàn về quyết định giải thể doanh nghiệp.
– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực của mã số thuế theo mẫu của cơ quan thuế.
– Giấy xác nhận không nợ thuế của hải quan của doanh nghiệp.
c. Thực hiện thủ tục giải thể tại phòng Đăng ký kinh doanh và sở Kế hoạch đầu tư
Hồ sơ giải thể hoàn chỉnh được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 như sau:
– Thông báo giải thể của doanh nghiệp do cơ quan chức năng cấp và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
– Các loại báo cáo thanh lý tài sản của doanh nghiệp, danh sách các chủ nợ và các khoản nợ đã thanh toán.
– Mẫu dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu của doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ quy trình giải thể của một doanh nghiệp. Nếu bạn muốn tìm một đơn vị có thể giúp doanh nghiệp hoàn tất mọi thủ tục một cách nhanh chóng, dễ dàng và có hiệu quả cao, hãy đến ngay với ADZ để được các nhân viên hỗ trợ bạn hiệu quả nhất. Cảm ơn đã đọc bài viết.