Hãy cùng tìm hiểu về top 10 món bảo vật đáng sợ và nổi tiếng nhất trong Tây Du Ký nhé.
Tác phẩm Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân đã rất thành công trong việc mô tả 1 thế giới huyền ảo kỳ diệu, nơi có sự xuất hiện của cả yêu ma lẫn thần phật. Một trong những yếu tố khiến tác phẩm này nổi tiếng đến vậy là nhờ vào những món pháp bảo danh bất hư truyền. Vậy, cùng tìm hiểu về top 10 món bảo vật đáng sợ và nổi tiếng nhất trong Tây Du Ký nhé.
1. Như Ý Kim Cô Bổng
Là vũ khí nổi tiếng nhất Tây Du Ký, Như Ý Kim Cô Bổng xứng đáng được nhắc đến đầu tiên trong danh sách này. Truyện kể rằng, sau khi thông thạo đủ 72 phép thần thông biến hóa, Tôn Ngộ Không liền mò tới chỗ của Đông Hải Long Vương Ngao Quảng để “hỏi mượn” 1 món binh khí phù hợp với mình. Tuy nhiên, với thần lực của mình, chẳng có món vũ khí nào có thể làm vừa lòng hắn.
Thấy vậy, Long Vương liền bảo hắn ra nhấc cây Định Hải Thần Châm bỏ không ở đáy biển, vì nghĩ bụng cây thần châm này khổng lồ như thế, sức của hắn sẽ không đủ để nâng lên. Nếu hắn bó tay thì chỉ cần ném cho hắn vài món binh khí rồi bảo hắn đi là được, như vậy vừa đỡ phiền hà vừa đỡ gây mất lòng.
Ai ngờ, pháp bảo ngàn năm gặp Tôn Ngộ Không như gặp được chủ nhân thực sự, liền nghe lời của Ngộ Không mà hóa nhỏ lại thành 1 cây gậy. Định Hải Thần Châm liền được Ngộ Không đặt tên là Như Ý Kim Cô Bổng và đặt sau tai của hắn như 1 cái que ngoáy tai vậy, rất tiện lợi.
Tương truyền, thanh sắt này được Nguyên Thủy Thiên Tôn dùng để đo biển và trời, nặng một vạn ba ngàn năm trăm (13500) cân, có thể dài ngắn vô hạn và có thể biến hình, phân thân được.
2. Bộ áo cà sa và tích trượng của Đường Tăng
Áo cà sa và tích trượng của Đường Tăng vốn là 2 món bảo vật, nhưng có lẽ đây là điều mà ít ai nhận ra.
Về cơ bản, chiếc áo cà sa và tích trượng này không thể bị bám bẩn, khiến người mặc không bị rơi vào kiếp luân hồi, tránh khỏi việc bị độc tố làm hại, tức là trường sinh bất lão. Tuy nhiên, những kẻ tham lam lại không hiểu được giá trị của chúng mà chỉ biết tới vẻ ngoài mà thôi.
3. Sinh Tử Bộ
Rất lạ phải không? Vì đây vốn không phải là vũ khí của tên yêu quái nào mà Tôn Ngộ Không đã từng thu phục, đơn giản nó chính là cuốn sổ sinh tử được cất ở Địa Phủ cửu hồn thâm xứ, một pháp bảo được Thập Điện Diêm La bảo quản. Sinh Tử Bộ có khả năng kiểm soát sự luân hồi, sinh lão bệnh tử, bi hoan li hợp của vạn vật trong Lục Đạo đều được an bài trên cuốn sổ này. Muốn trường sinh bất lão, thoát khỏi luân hồi thì phải thay đổi định số trên Sinh Tử Bộ.
Kể lại cả tập phim thì khá dài, nên chúng ta sẽ tóm tắt lại 1 cách đơn giản hơn: Vào giữa đêm hôm đó, linh hồn của Ngộ Không bị trói và kéo đến Địa Ngục. Lúc trước khi nghe Hắc Bạch Vô Thường nói tuổi thọ của mình đã hết, Ngộ Không đã vô cùng tức giận rồi nói: “Lão Tôn này đã vượt ra ngoài ba cõi, không còn ở trong ngũ hành, đâu còn thuộc Diêm Vương quản lí nữa. Cớ sao dám hồ đồ đến bắt ta?”.
Vốn còn tính ngông cuồng nóng nảy, Ngộ Không quậy phá nơi đây và động đến Diêm Vương – người cai quản Địa Ngục. Sau một hồi cãi qua cãi lại, Ngộ Không yêu cầu được xem sổ Sinh Tử, sau đó gạch tên của mình và viết nguệch ngoạc lên đó, đồng nghĩa với việc người ở đây không thể kéo hồn hắn xuống nữa. Thậm chí, con khỉ đá này còn xóa cả tên loài khỉ ra khỏi sổ, giúp các “thần dân” của hắn ở Hoa Quả Sơn cũng được bất tử theo.
4. Ba Tiêu Phiến
Ba Tiêu Phiến là bảo vật do Thiết Phiến Công Chúa sở hữu, vốn là 1 bảo vật được sinh ra tại núi Côn Luân từ thuở khai thiên lập địa, có thể biến to thu nhỏ. Cây quạt này có công năng vô cùng ghê gớm, được định là “khí âm”, quạt 1 cái khiến lửa tắt, quạt 2 cái thì sinh gió, quạt 3 cái thì có thể tạo ra mưa bão, thổi bay kẻ địch bay xa tám mươi bốn ngàn dặm mới thôi.
Sau khi được Ngộ Không dùng để thổi tắt cả Hỏa Diệm Sơn, Ba Tiêu Phiến trở về tay của Thiết Phiến, được bà niệm chú thu nhỏ lại rồi ngậm vào miệng. Sau đó, bà 1 mình lên núi tu thành chánh quả, để lại tiếng thơm muôn đời.
Bên cạnh đó, Thái Thượng Lão Quân cũng sở hữu 1 chiếc quạt Ba Tiêu khác. Nhưng khác biệt hoàn toàn với chiếc của Thiết Phiến, chiếc quạt này lại có thuộc tính dương, triệu gọi được lửa, được dùng để giữ nhiệt trong lò Bát Quái.
Còn tiếp…
Tác phẩm Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân đã rất thành công trong việc mô tả 1 thế giới huyền ảo kỳ diệu, nơi có sự xuất hiện của cả yêu ma lẫn thần phật. Một trong những yếu tố khiến tác phẩm này nổi tiếng đến vậy là nhờ vào những món pháp bảo danh bất hư truyền. Vậy, cùng tìm hiểu về top 10 món bảo vật đáng sợ và nổi tiếng nhất trong Tây Du Ký nhé.
Là vũ khí nổi tiếng nhất Tây Du Ký, Như Ý Kim Cô Bổng xứng đáng được nhắc đến đầu tiên trong danh sách này. Truyện kể rằng, sau khi thông thạo đủ 72 phép thần thông biến hóa, Tôn Ngộ Không liền mò tới chỗ của Đông Hải Long Vương Ngao Quảng để “hỏi mượn” 1 món binh khí phù hợp với mình. Tuy nhiên, với thần lực của mình, chẳng có món vũ khí nào có thể làm vừa lòng hắn.
Thấy vậy, Long Vương liền bảo hắn ra nhấc cây Định Hải Thần Châm bỏ không ở đáy biển, vì nghĩ bụng cây thần châm này khổng lồ như thế, sức của hắn sẽ không đủ để nâng lên. Nếu hắn bó tay thì chỉ cần ném cho hắn vài món binh khí rồi bảo hắn đi là được, như vậy vừa đỡ phiền hà vừa đỡ gây mất lòng.
Ai ngờ, pháp bảo ngàn năm gặp Tôn Ngộ Không như gặp được chủ nhân thực sự, liền nghe lời của Ngộ Không mà hóa nhỏ lại thành 1 cây gậy. Định Hải Thần Châm liền được Ngộ Không đặt tên là Như Ý Kim Cô Bổng và đặt sau tai của hắn như 1 cái que ngoáy tai vậy, rất tiện lợi.
Tương truyền, thanh sắt này được Nguyên Thủy Thiên Tôn dùng để đo biển và trời, nặng một vạn ba ngàn năm trăm (13500) cân, có thể dài ngắn vô hạn và có thể biến hình, phân thân được.
Áo cà sa và tích trượng của Đường Tăng vốn là 2 món bảo vật, nhưng có lẽ đây là điều mà ít ai nhận ra.
Về cơ bản, chiếc áo cà sa và tích trượng này không thể bị bám bẩn, khiến người mặc không bị rơi vào kiếp luân hồi, tránh khỏi việc bị độc tố làm hại, tức là trường sinh bất lão. Tuy nhiên, những kẻ tham lam lại không hiểu được giá trị của chúng mà chỉ biết tới vẻ ngoài mà thôi.
Rất lạ phải không? Vì đây vốn không phải là vũ khí của tên yêu quái nào mà Tôn Ngộ Không đã từng thu phục, đơn giản nó chính là cuốn sổ sinh tử được cất ở Địa Phủ cửu hồn thâm xứ, một pháp bảo được Thập Điện Diêm La bảo quản. Sinh Tử Bộ có khả năng kiểm soát sự luân hồi, sinh lão bệnh tử, bi hoan li hợp của vạn vật trong Lục Đạo đều được an bài trên cuốn sổ này. Muốn trường sinh bất lão, thoát khỏi luân hồi thì phải thay đổi định số trên Sinh Tử Bộ.
Kể lại cả tập phim thì khá dài, nên chúng ta sẽ tóm tắt lại 1 cách đơn giản hơn: Vào giữa đêm hôm đó, linh hồn của Ngộ Không bị trói và kéo đến Địa Ngục. Lúc trước khi nghe Hắc Bạch Vô Thường nói tuổi thọ của mình đã hết, Ngộ Không đã vô cùng tức giận rồi nói: “Lão Tôn này đã vượt ra ngoài ba cõi, không còn ở trong ngũ hành, đâu còn thuộc Diêm Vương quản lí nữa. Cớ sao dám hồ đồ đến bắt ta?”.
Vốn còn tính ngông cuồng nóng nảy, Ngộ Không quậy phá nơi đây và động đến Diêm Vương – người cai quản Địa Ngục. Sau một hồi cãi qua cãi lại, Ngộ Không yêu cầu được xem sổ Sinh Tử, sau đó gạch tên của mình và viết nguệch ngoạc lên đó, đồng nghĩa với việc người ở đây không thể kéo hồn hắn xuống nữa. Thậm chí, con khỉ đá này còn xóa cả tên loài khỉ ra khỏi sổ, giúp các “thần dân” của hắn ở Hoa Quả Sơn cũng được bất tử theo.
Ba Tiêu Phiến là bảo vật do Thiết Phiến Công Chúa sở hữu, vốn là 1 bảo vật được sinh ra tại núi Côn Luân từ thuở khai thiên lập địa, có thể biến to thu nhỏ. Cây quạt này có công năng vô cùng ghê gớm, được định là “khí âm”, quạt 1 cái khiến lửa tắt, quạt 2 cái thì sinh gió, quạt 3 cái thì có thể tạo ra mưa bão, thổi bay kẻ địch bay xa tám mươi bốn ngàn dặm mới thôi.
Sau khi được Ngộ Không dùng để thổi tắt cả Hỏa Diệm Sơn, Ba Tiêu Phiến trở về tay của Thiết Phiến, được bà niệm chú thu nhỏ lại rồi ngậm vào miệng. Sau đó, bà 1 mình lên núi tu thành chánh quả, để lại tiếng thơm muôn đời.
Bên cạnh đó, Thái Thượng Lão Quân cũng sở hữu 1 chiếc quạt Ba Tiêu khác. Nhưng khác biệt hoàn toàn với chiếc của Thiết Phiến, chiếc quạt này lại có thuộc tính dương, triệu gọi được lửa, được dùng để giữ nhiệt trong lò Bát Quái.
Còn tiếp…
Yasha