Top 5 lễ hội kỳ lạ chỉ Nhật Bản mới có

Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng với nhiều lễ hội khác nhau trải dài mọi miền đất nước. Đặc biệt mùa nào ở Nhật cũng có những lễ hội riêng và chúng ta có thể tìm hiểu về bất cứ lễ hội nào trên các trang web thông tin như google,…. Có lễ hội truyền thống để tái hiện lại lịch sử, cũng có những lễ hội để người dân tế trời cầu nguyện,…Nhưng cũng tại đất nước mặt trời mọc, có không ít những lễ hội kỳ lạ, hãy cùng toplistviet.com tìm hiểu qua những lễ hội này nhé!

Lễ hội Somin

Unnamed

Lễ hội Somin được diễn ra tại tỉnh Iwate vào ngày 14 – 15/02 hàng năm. Lễ hội này được diễn ra trong suốt 1.000 năm và đây được xem là một trong những lễ hội Nhật Bản lâu đời nhất. Trong ngày hội từ 10 giờ tối ngày 14 đến rạng sáng ngày 15, những người nam giới tình nguyện khỏa thân vàvà chỉ mặc quần khố để cầu chúc sự bình an và thịnh vượng. Đồng thời dưới tiết trời 0 độ C, những người tham gia sẽ cùng nhau tắm nước lạnh và giành giật một chiếc túi nhỏ. Người ta quan niệm rằng nếu ai có được chiếc túi này sẽ gặp nhiều may mắn trong năm.
Lẽ hội này giúp du khách nước ngoài cảm nhận được tinh thần văn hóa tín ngưỡng của người dân một cách mạnh mẽ. Đây là cách người Nhật dùng để thể hiện được vẻ đẹp và sự độc đáo trong nền văn hóa nước mình.

Lễ hội Danjiri

Kham Pha Le Hoi Kishiwada Danjiri 3

Lễ hội Danjiri được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 9 hàng năm tại Kishiki, Kishiwada, thành phố Osaka. Đây được xem là một trong những lễ hội nguy hiểm nhất Nhật Bản. Nguy hiểm bởi đây là cuộc đua giữa những chiếc xe tải lớn nhất được làm bằng gỗ, và được lái với hơn 30 người được lựa chọn từ ban tổ chức. Những người tham gia sẽ phải uống chút rượu cho say, sau đó ngồi trên những tấm gỗ lớn và điều khiển để những người ngồi sau đẩy tấm gỗ băng qua các con phố càng nhanh càng tốt. Lễ hội chỉ kết thúc khi những chiếc xe Danjiri được đẩy đến, tập trung ở địa điểm diễn ra lễ thờ cúng thần linh. Trong các cuộc đua xe tải gỗ này nhiều người đã bị té ngã xây xát và gãy xương. Do đó, ban tổ chức yêu cầu toàn bộ những người tham gia lễ hội đều phải đóng bảo hiểm.

Lễ hội Nakizumou

Lễ Hội Kỳ Lạ ở Nhật

Lễ hội Nakizumou được biết đến với tên gọi khác là lễ hội Baby Sumo Cry. Lễ hội thường được tổ chức tại đền Sensoji, ngay giữa thủ đô Tokyo và mỗi năm có từ 50 – 100 bé tham gia dự thi, hầu hết đều là bé dưới 1 tuổi. Lễ hội lạ lùng này đã kéo dài được khoảng 400 năm và củng cố lòng tin rằng sẽ mang đến sức khỏe tốt nhất cho thế hệ trẻ. Thể lệ là các đô vật sumo khổng lồ sẽ bế các em và lần lượt khiến cho chúng khóc. Mọi người xung quanh cũng cổ vũ ầm ĩ làm những đứa trẻ sợ hãi rồi chúng bật khóc. Những tiếng khóc càng to, kéo dài càng lâu càng tốt. Nếu có đứa bé nào không khóc thì một người đeo mặt nạ hung dữ sẽ tìm mọi cách dọa nạt cho đứa trẻ khóc thì thôi. Kết quả là đứa trẻ nào khóc trước tiên hoặc to nhất sẽ là người thắng cuộc. Ở mỗi vùng sẽ có những biến tấu khác nhau.

Lễ hội Kanamara

Unnamed

Lễ hội rước của quý hay còn gọi với tên Lễ hội Kanamara Matsuri, là lễ hội thường niên được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 4 ở thành phố Kawasaki. Chính tên gọi kì lạ của nó khiến không ít người tò mò mà đặc biệt là khách du lịch Nhật Bản. Theo nhiều lời kể lại, con quỷ dữ đem lòng yêu một cô gái xinh đẹp. Nhưng nàng lại kết hôn với người đàn ông khác. Chính vì thế, con quỷ tức giận chui vào âm hộ của người con gái và dùng răng sắc nhọn cắn đứt “của quý” của người đàn ông kia. Cô gái được bày cách chế tạo dương vật bằng thép và khiến con quỷ bị gãy hết răng. Sau đó, dương vật bằng thép được thờ trong đền Kanayama.
Trong lễ hội rước của quý, những người đàn ông ăn mặc như phụ nữ rước ba tượng dương vật “khổng lồ” trong sự hiếu kì của người tham gia. Không chỉ vậy, tại đây còn có bán nhiều loại đồ ăn, phụ kiện… đều có hình dương vật.

Lễ hội Kanchu Misogi

Om Bang Troi Lanh 1

Lễ hội Kanchu Misogi được tổ chức thường niên vào ngày chủ nhật thứ hai của năm mới ở ngôi đền lâu đời Shinto. Mục đích của lễ hội nhằm thanh lọc cơ thể, xua tan những xui rủi, đón vận may và tài lộc đầu năm. Đối tượng tham gia là những tín đồ đạo Shinto được yêu cầu phải thực hiện nghi thức ôm một tảng băng lớn đứng trong hồ nước giá lạnh. Nghi lễ này ngoài việc tẩy trần còn giúp người tham gia rèn luyện thể lực và tính bền bỉ, nhẫn nại. Nghi lễ ôm băng được tổ chức ở khắp nước Nhật vào mùa xuân thông qua nhiều cách thể hiện khác nhau. Một số nơi, người dân không ôm băng mà chôn vùi cơ thể dưới lớp băng tuyết hay tắm nước lạnh.

Bài viết liên quan