Top 6 điều thú vị về tết Nguyên Đán của người Việt

Thời tiết trên khắp đất nước đã lạnh đi rất nhiều báo hiệu một năm mới sắp đến. Hôm nay hãy cùng Toplistviet.com tìm hiểu về top 6 điều thú vị về tết Nguyên Đán của người Việt nhé!

1.Nguồn gốc tết Nguyên Đán

Con Bao Nhieu Ngay Nua Den Tet Ta 2020

Nguồn gốc của tết vẫn còn đang được tranh cãi đó, nhưng hầu hết thông tin đều cho rằng ngày tết Nguyễn Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc. Nhưng theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm bắc thuộc.

Có thể thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó

Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”. Như vậy có có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.

Tết của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của hai quốc gia.

2.Sự tích lì xì ngày Tết

A5a3e173147f6e0a944ca7d9962fab93 (1)

Theo tác giả Hạo – Nhiên Nghiêm Toản, lì xì là phiên âm của từ “lợi thị” trong tiếng Trung, có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Do đó, tiền lì xì là tiền đem lại cái may mắn, điều lành, điều tốt cho trẻ em dịp đầu năm.

Nhiều người cho rằng, tiền lì xì có xuất xứ từ Trung Quốc, vốn là một vòng đỏ xâu 100 cắc tiền đồng, biểu hiện cho lời chúc sống lâu trăm tuổi và có một tên gọi khác là tiền mừng tuổi.

Vào những dịp Tết, người lớn thường bỏ vào phong bao đỏ những tờ tiền mới màu đỏ hồng như 500đ, 10.000đ (tờ 500đ và 10.000đ bằng giấy ngày trước có màu đỏ)… với ý nghĩa cầu mong khỏe mạnh, may mắn và an lành cho con cháu.

Thông thường, vào sáng mồng Một Tết, con cháu trong nhà sẽ tề tựu đông đủ để chúc phúc, mừng tuổi ông bà, cha mẹ, sau đó được mừng tuổi lại với những phong bao lì xì và tặng những món quà tết ý nghĩa. Con cháu nhận bao lì xì như nhận tình yêu thương của ông bà, cha mẹ dành cho mình với lời chúc may mắn và hạnh phúc trong cả năm.

Tương tự như vậy, khi khách đến thăm nhà vào những ngày Tết cũng không quên lì xì cho con cháu của gia chủ kèm theo lời chúc phúc đầu năm, đồng thời đón nhận lại những lời chúc sức khỏe, may mắn, phát đạt.

3.Sự tích cây nêu ngày Tết

Lang Que Ruc Do Thuong Lai 1579243038 (1)

“Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước, còn Người chỉ làm thuê và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay và cuối cùng Quỷ tự cho mình hưởng quyền “ăn ngọn cho gốc”. Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo Người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người được hưởng không biết bao nhiêu củ khoai, còn Quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức “ăn ngọn cho gốc”.

Sang mùa khác, Quỷ lại chuyển qua phương thức “ăn gốc cho ngọn”. Phật bảo Người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên bố “ăn cả gốc lẫn ngọn”. Phật trao cho Người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn Người thì thu hoạch cơ man là trái ngô. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa.

Phật bàn với Người đứng đầu của Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.

Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột,… và Quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.

Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ”.

4.Cúng giao thừa

 

Cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Nhà nghiên cứu cho biết, lễ trừ tịch thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức 12 giờ đêm 30 tháng Chạp.

Người Việt tin rằng, mỗi năm có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Cứ hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới.

Cúng giao thừa trong dân gian như là buổi tiệc để “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới. Xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc.

5.Không quét nhà trong dịp tết Nguyên Đán

7 Kidskunst (1)

Theo quan niệm dân gian, quét nhà ngày Mùng 1 Tết tức là bạn đã quét đi những tài lộc, vận đỏ của cả năm ra khỏi nhà và điều này sẽ khiến cho tình hình tài chính cả năm của gia đình không ổn định, các thành viên không thể tạo ra được của cải vật chất, hoặc nếu có thì cũng sẽ tiêu vào những việc bên ngoài mà không thể tiết kiệm được.

Sở dĩ có điều kiêng kỵ đó là vì người ta cho rằng khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài cũng sẽ đi mất. Chính vì vậy, mọi người thường chỉ vun rác lại một góc và đợi hết Mùng 1 mới quét dọn.

Chuyện kiêng kỵ này đã được giải thích bằng một điển tích từ thời xa xưa của Trung Quốc, được lưu lại trong “Sưu thần ký”.

Câu chuyện kể rằng, có một người lái buôn tên là u Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng cho một người hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì u Minh ăn nên làm ra, nhà rất giàu. Một hôm, vào ngày Mùng 1 Tết, không biết vì lý do gì mà u Minh đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà.

Vợ u Minh không để ý nên vô tình quét nhà hốt luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong và đổ. Từ đó nhà u Minh lại nghèo đi. Người ta bảo Như Nguyệt là thần tài và lập bàn thờ để thờ, từ đó có tục kiêng quét nhà, hốt rác trong ngày đầu năm để không phải vô tình hốt mất thần tài đi.

6.Tục xông đất ( xông nhà )

Xông đất hay còn gọi là đạp đất, xông nhà là tục lệ đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Người xưa quan niệm rằng, người đầu tiên đến chúc Tết gia đình nếu là người hạp tuổi với gia chủ thì nguyên một năm, gia chủ sẽ gặp nhiều điều may mắn, tài lộc đến nhà.

Chính vì vậy mà sau thời điểm giao thừa, bước vào những giờ phút đầu tiên của năm mới, người Việt từ xưa rất coi trọng tục “xông đất”.

Bài viết liên quan